Thứ sáu, ngày 18 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 26/02/2025

Giám đốc Chương trình Cảnh quan Châu Á, Tổ chức IDH thăm Hợp tác xã Nông nghiệp bền vững Trọng Phú và Đại Thắng, xã Ea Hiao, huyện Ea H'Leo.

Ngày 26 tháng 2 năm 2025, Bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc Chương trình cảnh quan Châu Á, Tổ chức IDH đến thăm và làm việc với HTX Nông nghiệp bền vững Trọng Phú và Đại Thắng, xã Ea Hiao, huyện Ea H’Leo, đi cùng đoàn có Bà Phan Thị Vân, Giám đốc Chương trình IDH Việt Nam.

hảo1

Ảnh: Đoàn thăm vườn cà phê tái canh hộ gia đình Vũ Văn Phước

Tromg chuyến thăm và làm việc, đoàn ghé thăm vườn cà phê tái canh hộ Vũ Văn Phước, thôn 8 xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, gia đình tái canh diện tích 2.0 ha. Trao đổi với Đoàn công tác chị Trần Thị Minh vợ anh Phước cho biết với sự hỗ trợ kỹ thuật và cây giống từ Chương trình, gia đình trồng tái canh giống cà phê Arabica (vườn tái canh trồng tháng 6/2024), hiện vườn cà phê phát triển rất tốt. Trao đổi với đoàn, chị Mính chia sẻ thêm, gia đình chị cũng như bà con nông dân tại địa phương gắn bó với cây cà phê từ hàng chục năm; tuy nhiên việc canh tác, chăm sóc cây cà phê hoàn toàn tự phát, học hỏi lẫn nhau (người dân tự ươm cây giống, làm đất và chăm sóc…), không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào, từ khi Chương trình triển khai, gia đình chị và bà con nông dân trên địa bàn đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về canh tác, sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm, (tưới nước tiết kiệm; Bảo tồn đất, quản lý thảm phủ; Trồng cây che bóng, cây chắn gió; Kỹ thuật tái canh; Bón phân hữu cơ/vi sinh...; chế biến cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản...), bà con đã áp dụng kiến thức kỹ thuật học được từ lớp tập huấn vào vườn cây của gia đình, giúp giảm chi phí và chất lượng sản phẩm được cải thiện..., và HTX thu mua với giá tốt hơn. Chị Mính chia sẻ thêm, theo suy nghĩ và cách làm trước đây của người dân thì vườn cà phê phải được làm sạch cỏ, nếu vườn cà phê không làm sạch cỏ thì hộ đó có thể được xem là “không chăm chỉ”; sự thay đổi đến từ sau khi dự án được triển khai, bà con đã thấy được lợi ích của việc áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt, và hiện nay hầu hết người dân ở khu vực gia đình chị không còn sử dụng thuốc diệt cỏ, thay vào đó bà con đã dùng máy cắt cỏ và giữ thảm phủ.

hao 3

Ảnh: Đoàn thăm HTX Đại Thắng Ea Hiao

Cùng ngày đoàn ghé thăm HTX Đại Thắng và HTX Trọng phú. Tại đây, đoàn được đại diện lãnh đạo UBND xã Ea Hiao chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Dự án “Mô hình cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất cà phê bền vững xã Ea Hiao - SDM". Dự án đã giúp cho người dân địa phương hiểu rõ hơn về sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm/sản xuất không gây mất rừng, đặc biệt dự án đã hình thành liên kết chuỗi sản xuất, gắn kết giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua mô hình HTX và minh chứng là hai HTX (Trọng Phú và Đại Thắng) đã có bước phát triển ban đầu rất khả quan, hiện hai HTX đang từng bước phát triển, mở rộng phát triển thành viên mới và liên kết sản xuất với người dân trên địa bàn xã.

hao 2

Ảnh: Ông Y Thắng Êban - Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ với đoàn công tác Tổ chức IDH

Dự án Mô hình cung ứng dịch vụ nông nghiệp (SDM) cho sản xuất cà phê bền vững - còn gọi là “Dự án SDM”do Tổ chức IDH phát triển và hỗ trợ, đồng tài trợ công ty JDE, công ty Intimex Buôn Ma Thuột là người thực hiện, cùng với chính quyền địa phương triển khai tại xã Ea Hiao từ năm 2020 và hiện đã mở rộng ra 3 xã mới là Ea Ral, Ea Khal và Cư Mốt; Dự án không chỉ giúp thay đổi thói quen/tập quán canh tác lâu nay của bà con nông dân, giúp ổn định năng suất, giảm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm nâng vị thế/thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam.

Nguồn: Lê Lộc – Trung tâm TTVHTT

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang