Triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân năm 2020
Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, chế độ BHXH, BHYT, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, BHXH tự nguyện cho nông dân và lao động khu vực phi chính thức, BHYT cho đối tượng nhân dân, lao động tự do, người làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên phấn đấu đến cuối năm 2020, tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chiếm ít nhất 95% số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tốc độ gia tăng năm sau cao hơn năm trước ít nhất bằng 30%-50%, số người tham gia BHYT đạt tỷ lệ 90% dân số. Giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời và đúng quy định; tiếp tục đẩy mạnh, ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, các hành vi vi phạm chế độ, chính sách, lạm dụng, trục lợi, gây thất thoát quỹ BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, trong đó đẩy mạnh việc thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Để đẩy nhanh tiến độ mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1964/KH-UBND về việc triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh: Minh họa nguồn internet
Giải pháp thực hiện: Tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT phải nắm được số lao động, số đơn vị đăng ký thành lập doanh nghiệp, đang hoạt động và quyết toán thuế từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, trên cơ sở đó triển khai thực hiện rà soát, điều tra phát triển đối tượng tham gia. Tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các Sở ngành có liên quan ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động và người lao động thực hiện đúng quy định của Luật BHXH, Luật BHYT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả người lao động, người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên…và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHXH, BHYT và cách thức tham gia, ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHYT.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám chữa bệnh BHYT thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để có tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn, bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT./.
Nguồn: Tuyết Mai – Phòng VH&TT