Thứ hai, ngày 14 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 17/03/2020

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

 

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như Cúm gia cầm (đã xảy ra tại 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh), bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gia súc (đã xảy ra tại 07 tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Tiền Giang) có diễn biến phức tạp, gia tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, chưa xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như trên. Tuy nhiên, đứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và các yếu tố nguy cơ còn hiện hữu như; thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh đang lưu hành trong môi trường, trong một số quần thể vật nuôi phát triển, gây ra dịch bệnh; Tổng đàn gia súc, gia cầm cao như quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đại đa số, bên cạnh đó việc nuôi tái đàn lợn tăng cao trong thời gian tới; Hoạt động buôn bán, lưu thông gia súc, gia cầm và các sản phẩm động vật lớn; Tập quán, thói quen buôn bán, giết mổ động vật nhỏ lẻ, theo cách truyền thống (như sử dụng thịt tươi, buôn bán gia cầm sống,...)

Ảnh: Minh họa nguồn internet

Để chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian tới. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk ban hành Công văn số 483/SNN-CNTY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị:

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: (1) Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. (2) Thành lập Đoàn kiểm tra các xã, phường, thị trấn có chăn nuôi gia súc, gia cầm trọng điểm để nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng, tham mưu cho cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể về tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. (3) Rà soát tổng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương để có biện pháp kiểm soát phù hợp, hiệu quả; kịp thời tổ chức tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh LMLM, Cúm gia cầm, Tai xanh, Dại... nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao. (4) Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý tiêu hủy, triệt để gia súc, gia cầm theo đúng quy định, hạn chế dịch bệnh lây lan. (5) Chấn chỉnh các hoạt động thú y cơ sở tại cấp thôn/buôn, xã và huyện; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định. (6) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây thiệt hại kinh tế, bức xúc cho người dân và cộng đồng; các tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y: (1) Phối hợp với chính quyền cơ sở, tăng cường công tác chủ động kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch và đề xuất xử lý kịp thời; Nếu có gia súc, gia cầm nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải tổ chức lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó tổ chức triển khai tiêm phòng bao vây ổ dịch, xử lý triệt để, tránh lây lan dịch bệnh. (2) Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn xuống chỉ đạo trực tiếp địa phương chống dịch. (3) Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố: chuẩn bị nhân lực và vật lực để tiêm phòng vắc xin kép lợn vụ 1; vắc xin LMLM trâu, bò đợt 1; vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò; vắc xin dại chó, mèo; Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh tại địa phương (đặc biệt những địa phương nằm trong vùng nguy cơ cao hoặc ổ dịch cũ) từ đó đánh giá đúng thực trạng và chuẩn bị các giải pháp cụ thể để tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. (4) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt có giải pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn tỉnh. (5) Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Chi cục làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và có biện pháp quản lý nuôi tái đàn lợn. (6) Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của dịch bệnh./.

Nguồn: Thương Tín – Phòng VHTT.

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang