Chủ nhật, ngày 13 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 14/04/2025

Thu 1 tỷ đồng mỗi năm với nghề trồng dâu, nuôi tằm ở xã Ea Hiao, huyện Ea H’Leo

Gia đình chị Cao Thị Lệ từ tỉnh Thanh Hoá vào thôn 9A, xã Ea Hiao, huyện Ea H’Leo lập nghiệp. Sau nhiều lần thất bại từ nuôi heo, bán giống cây trồng; May mắn trong trong một dịp sang tỉnh Gia Lai tham quan các mô hình kinh tế, nhận thấy mô hình trồng dâu, nuôi tằm của nhiều hộ dân nơi đây cho hiệu quả kinh tế cao; từ đó chị mạnh dạn trong chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm và đã thành công với mô hình trồng dâu nuôi tằm.

nam 1

nam 2

Ảnh: Các đồng chí lãnh đạo xã Ea Hiao thăm quan mô hình trồng dâu, nuôi tằm của gia đình chị Cao Thị Lệ

Chị Lệ chia sẻ: Năm 2022, sau khi trồng thử nghiệm 02 sào dâu, chị Lệ đã mua 01 hộp tằm về thử nghiệm tại gia đình. Những lứa tằm đầu tiên do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có kỹ thuật về cách chăm sóc nhưng không thành công. Chi không nản chí chị trực tiếp đến các hộ nuôi tằm thành công ở tỉnh Lâm Đồng học tập thêm về việc trồng dâu và nuôi tằm như: kỹ thuật nuôi tằm từ nong sau đó chuyển xuống nuôi dưới đất, kỹ thuật phòng bệnh và kỹ thuật chăm sóc, khử trùng nơi nuôi tằm và cách cho tằm ăn. Vừa làm, vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nên những lứa  lượng kén ngày càng tăng nên thu nhập cũng ngày càng tăng lên. Nhân thấy hiệu quả của việc trồng dâu nuôi tằm mang lại nên gia đình Chị Lệ không ngừng mở rộng diện tích trồng dâu cũng như số hộp giống. Đến nay, gia đình chị đã trồng độc canh 02 ha dâu; duy trì nuôi 4 hộp giống. Sau thời gian 15 ngày thì xong một đợt nuôi, mỗi tháng 8 hộp; mỗi hộp thu được từ 70 đến 80 kg kén. Với giá bán kén hiện nay ở mức 200.000 đồng/kg thì với 2 ha dâu,  mỗi tháng trừ chi phí gia đình cho thu nhập gần 80 triệu đồng. Chị Lệ cho biết “Trồng dâu, nuôi tằm lấy kén cho thu nhập cao hơn nhiều các cây trồng khác. Trên thị trường hiện nay, nhu cầu kén rất lớn. Sản phẩm kén làm ra bao nhiêu các đại lý ở Gia Lai và Lâm Đồng thu mua bấy nhiêu nên gia đình không phải lo về đầu ra”.

Mô hình trồng dâu, nuôi tằm của chị Lệ có những ưu điểm như: không cần quá nhiều nhân công lao động, đầu ra sản phẩm ổn định, hiệu quả kinh tế cao. So với các loại cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái thì vốn đầu tư ban đầu để trồng dâu,nuôi tằm không lớn. Cùng với đó kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm không quá phức tạp, chính vì vậy, trồng dâu, nuôi tằm như cách làm của chị Lệ ở thôn 9A, xã Ea Hiao là một trong những hướng đi cho các hộ nông dân có mong muốn chuyển đối cơ cấu cây trồng và muốn tận dụng được nguồn lao động tại chỗ của địa phương. 

nam 3

nam 4

Ảnh: Cơ sở giống chanh dây và cá phê của gia đình chị Cao Thị Lệ

Thành công với mô hình trồng dâu, nuôi tằm, hiện nay gia đình Chi Lệ tiếp tục đâu tư sang lĩnh vực giống chanh dây và cà phê nhằm cung cấp giống chất lượng cho bà con nhân dân trong và ngoài xã. Không những làm giàu cho gia đình mình, chị Lệ còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 06 nhân công mỗi tháng từ 8-9 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn tích cực chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích người dân trong thôn phát triển mô hình trồng dây nuôi tằm để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập. Chị Lệ thật xứng đáng là tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi để nhiều chị em cùng học tập và làm theo./.  

  Nguồn: Hoài Nam- Trung tâm TT-VH-TT

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang