Thứ hai, ngày 14 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 27/12/2021

Nuôi dê nhốt chuồng cho thu nhập cao

Nhận thấy việc phát triển chăn nuôi là hướng đi mới giúp tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Ea H’leo đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi dê. Điển hình như mô hình nuôi dê nhốt chuồng của gia đình ông Lê Quốc Khiên, TDP5, thị trấn Ea Drăng cho thu nhập bình quân trên 150 triệu đồng/năm.  Hiện chuồng dê của gia đình ông Khiên đang sở hữu hơn 150 con dê giống và dê thịt các loại. 

Nuoi de nhot chuong cho thu nhap cao

Ông Khiên đang chăm sóc đàn dê

Năm 2017 sau khi tìm hiểu và tham khảo các mô hình chăn nuôi thành công, ông Khiên quyết định thử sức với mô hình nuôi dê nhốt chuồng bởi vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là cây keo, mít, cỏ.. không cần thức ăn tinh bổ sung nên việc chăn nuôi không vất vả và tốn kém như các loài vật khác. Một con dê sinh khoảng 3 lứa trong vòng 2 năm. Dê con sau gần 1 năm có trọng lượng 30 – 40 kg sẽ cho xuất chuồng. Mỗi năm gia đình ông xuất bán 2 đợt với hàng trăm con dê thịt. Thịt dê thơm ngon, chất lượng nên đầu ra luôn ổn định, thường được các nhà hàng trong và ngoài huyện đến tận nhà mua với giá khá cao. Với giá bán dao động từ 110.000 – 130.000 đồng/kg dê thịt, cộng với việc với bán dê giống, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 1500 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại chăn nuôi dê của gia đình, ông Khiên vui vẻ nói: “Nuôi dê nhốt chuồng, tôi chỉ phải đi cắt lá keo, lá mít về cho dê ăn, còn thời gian rảnh rỗi thì làm việc khác. Nếu thả dê tự nhiên thì phải đi chăn cả ngày”. Bên cạnh việc tận dụng nguồn thức ăn trong vườn chủ yếu là lá keo, lá mít cho dê ăn, ông Khiên còn chủ động trồng thêm cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn dê. Nhờ đó, thời gian qua, gia đình ông đã tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư. “Công đoạn khó nhất trong quá trình chăn nuôi dê là khi dê đẻ và khi mùa mưa đến. Mùa mưa thì khí hậu thay đổi thất thường, mình phải theo dõi; mùa lạnh thì ban đêm mình kéo bạt xuống nhằm tránh gió độc làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của đàn dê, ban ngày thì cuốn bạt lên”./.

Nguồn:  Hoài Nam – Đài TT TH

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang