Thứ hai, ngày 14 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 04/09/2019

Gìn giữ nét văn hóa truyền thống trong gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Trong gia đình Việt Nam truyền thống có ba giá trị, chuẩn mực đạo đức được đề cao, bao gồm “Gia đạo”, “Gia phong” và “Gia lễ”. “Gia đạo” là đạo đức gia đình, tức là những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được gia đình coi trọng. “Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong một gia tộc. Trong một gia tộc, Gia phong được hình thành từ ông bà, cha mẹ và giáo dục cho thế hệ con cháu. Đó là việc xây dựng gia đình và tái tạo cho các con cháu sau này những chuẩn mực văn hóa đạo đức. Gốc rễ của Gia phong nằm ở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện qua lòng hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên…Còn “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục trong một gia đình, được thể hiện qua cung cách ăn nói, đi đứng, cách ứng xử trở thành truyền thống gia đình mà ông bà, cha mẹ truyền lại cho con cháu.

Ảnh: Minh họa nguồn internet

Chính gia đình là nơi “gieo mầm” những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường… Vì thế, giá trị truyền thống gia đình là sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, là động lực để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là nơi đầu tiên con người được học những giá trị đạo đức và hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Gia đình là nơi quây quần, đoàn tụ, là tổ ấm thân thương và bình yên nhất mà con cháu trở về sau chuỗi ngày làm việc vất vả. Từ xa xưa cho đến xã hội hiện tại, dù bận trăm công nghìn việc, những người bà, người mẹ, người chị vẫn dành thời gian để chuẩn bị những món ăn ngon cho cả gia đình. Hiện nay, ngoài phụ nữ, nhiều người đàn ông cũng rất quan tâm đến bữa cơm và cùng chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm trở thành sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Bữa cơm cũng là những khoảnh khắc sum họp. Sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình được hình thành từ những bữa cơm giản dị. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. Trong bữa cơm, cha mẹ có dịp hỏi han tình hình học hành của con, trao đổi những ý tưởng, tâm tư với con; vợ chồng thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; anh chị em hòa thuận...

Chị Lê Thị Thanh Hương một người phụ nữ tại TDP 9, thị trấn Ea Drăng chia sẻ: “Nấu một bữa cơm ngon cho gia đình là niềm hạnh phúc của phụ nữ, thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, bố mẹ, chồng và con. Vì thế, vào những ngày nghỉ, chị cùng các em và mẹ chồng luôn dành thời gian chế biến những món ăn mới lạ, hấp dẫn hơn ngày thường để cả nhà cùng thưởng thức”.

Ảnh: Minh họa nguồn internet

Vì vậy, bữa cơm không chỉ đơn thuần là nơi mọi người cùng ăn những món ngon mà đặc biệt hơn, đó là sự gắn kết giữa các thành viên, hình thành nên truyền thống gia đình. Bữa cơm gia đình như chất xúc tác để mỗi thành viên trong gia đình luôn cảm thấy hạnh phúc và bình yên. Và như thế, khi nghĩ về bữa cơm gia đình sau một ngày mệt mỏi, mọi người sẽ mong được về nhà.

Còn rất nhiều nữa những điều tuyệt vời mà Bữa cơm gia đình mang lại. Quả thật, dù xã hội hiện đại đến đâu chăng nữa, nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp, mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm, khi ta nhỏ, khi ta lớn, khi ta già đi. Hãy trân trọng và biết tận dụng sức mạnh tuyệt vời của bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm cũng như nuôi dưỡng tâm hồn./.

Nguồn: Thương Tín – Phòng VH&TT huyện

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang