Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy ở hộ gia đình
Cháy nổ luôn là hiểm họa nguy hiểm, nhất là tại các khu vực đô thị, các hộ gia đình. Bên cạnh yếu tố mật độ dân cư cao, thì mức độ sử dụng năng lượng cao. Nguyên nhân gây cháy nổ trong các hộ gia đình chủ yếu do sử dụng nhiều các thiết bị điện hiện đại với kết cấu phức tạp. Các đồ đạc đều là những thứ dễ cháy, dễ phát nổ. Biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong hộ gia đình không chỉ nhằm đảm bảo tài sản của gia đình mà còn đảm bảo cả tính mạng của các thành viên trong gia đình.
Ảnh: Nguyên nhân chạm, chập cháy từ nguồn điện
Ông Trịnh Duy Phước, cán bộ kỹ thuật Điện lực Ea H’Leo chia sẻ về các nguyên nhân gây cháy nổ trong hộ gia đình và biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình như sau:
Cháy nổ tại hộ gia đình do chập cháy đường điện
Ảnh: Nguyên nhân chạm, chập cháy từ nguồn điện
Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ tại các hộ gia đình đầu tiên phải nói đến do sự cố chập, cháy đường điện. Điện không được đấu nối đúng hoặc có thể do sử dụng điện quá tải gây nên cháy nổ.
Tự ý câu dây điện, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn máy lạnh, tủ lạnh,…
Đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa không kiểm tra, không thay thế kịp thời,…
Chủ quan khi ra khỏi nhà không rút các phích cắm điện, các đồ dùng, thiết bị điện không dùng tới
Nguyên nhân gây cháy nổ từ điện thoại di động và thiết bị sạc.
Sử dụng thiết bị sạc kém chất lượng
Vừa sạc vừa sử dụng điện thoại.
Khi sạc điện thoại di động qua đêm dẫn đến nóng máy và gây ra cháy nổ
Nguyên nhân cháy nổ từ các thiết bị chiếu sáng
Thường thì các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt sát vời trần nhà. nguyên nhân gây ra cháy đó là đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể là sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, halogen có chấn lưu. biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn về PCCC đối với nhà ở, chủ hộ và cho các thành viên trong gia đình, từng cá nhân phải tuân thủ thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy sau:
Bảo đảm an toàn trong sử dụng điện
Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà, sử dụng thiết bị điện an toàn, hợp lý
Các mối nối dây điện phải bảo đảm đúng kỹ thuật – nối so le và được quấn băng cách điện
Không câu móc, đấu nối điện tùy tiện. Không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn
Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, sửa chữa thay thế thiết bị điện và mạng điện hư hỏng.
Lắp các thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho toàn bộ hệ thống điện của căn nhà. Cho từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện công suất lớn.
Không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm
Không Sử dụng nhiều thiết bị điện có công Suất lớn vào cùng một ổ cắm
Không để các đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần các nguồn sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon …
Khi ra khỏi nhà, kiểm tra nơi thờ cúng và tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khác
Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC cần thiết cho gia đình. Nên lắp đặt hệ thống PCCC để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân cũng như cả gia đình
Khi xảy ra hỏa hoạn cần nhanh chóng báo cho người xung quanh và lập tức gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất. Trong khi đó, gia đình cũng phải đồng thời sử dụng các phương tiện PCCC có sẵn tại nhà để hạn chế đám cháy lan rộng.
Trên đây là một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC hộ gia đình. Tuy nhiên, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả lúc chúng ta không ngờ tới nhất. Vì vậy, ngoài các kiến thức, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, cá nhân bạn đọc cũng phải trang bị cho gia đình đầy đủ các thiết bị PCCC để đề phòng khi hỏa hoạn xảy ra chúng ta có thể ứng phó kịp thời.
Nguồn: Trường Ngữ - Đài TTTH huyện